HỎA TÁNG GÓP PHẦN THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC TANG

08/01/2024 15:50

 

 

         http://xuandinh.phuctho.hanoi.gov.vn/documents/35903/0/nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn-uploads-images-tuandiep-2022-12-15-_dji_0066.jpg/0567ad2a-ee20-9596-a34d-d262ff9705ad?t=1701245862321

Đài hóa thân Công viên Vĩnh Hằng

         Theo Phật giáo, việc hỏa táng có từ thời Đức Phật tại thế. Hiện nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ, Srilanka, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar… đều phổ biến việc hỏa táng. Phương pháp hỏa táng sạch, không gây ô nhiễm môi trường.

Người xưa hỏa táng bằng cách đưa thi thể người quá cố lên giàn, chất đầy củi khô để đốt. Còn hỏa táng theo phương pháp hiện đại, quan tài được đưa vào buồng hỏa táng, nhiệt độ sẽ được nâng lên dao động từ 1.200-1.4000C. Sau khoảng 2-2,5 tiếng, thi thể sẽ được đốt cháy bằng nhiệt, chỉ còn lại phần tro cốt. Tro cốt của người quá cố được cho vào hũ (sành sứ hoặc thủy tinh) đặt ở chùa để thờ cúng hoặc có thể đem rải trên núi, xuống sông, biển… cũng là một hình thức như cát táng.

Cũng theo Phật giáo, thổ táng hay hỏa táng cũng đều trả người đã khuất về cho đất, nước, lửa, gió. Người dân muốn thổ táng hay hỏa táng đều có ý nghĩa như nhau. Tuy nhiên, thổ táng chiếm nhiều diện tích đất (5-10m2), trong khi quá trình phát triển đô thị, dân số ngày một gia tăng, quỹ đất dành để mai táng người quá cố ngày càng thu hẹp. Còn hỏa táng là một hình thức mai táng văn minh, vừa tiết kiệm quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí.

Việc sử dụng hình thức hỏa táng không còn xa lạ với nhiều nước trên thế giới cũng như các địa phương trong nước. Đối với huyện Phúc Thọ, tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn đang đạt trên 60% (trong đó có một số xã, tỷ lệ hỏa táng đạt trên 90% như Phụng Thượng, Tích Giang, Tam Hiệp, Thị trấn). Đặc biệt, trong thời gian gần đây đã có rất nhiều gia đình trên địa bàn huyện thực hiện việc đưa người quá cố đi hỏa táng xong mới đưa về để thực hiện tang lễ. Điều này bước đầu đã được nhân dân đồng thuận cao, trở thành mô hình có hiệu quả để nhân rộng ra các địa bàn khác trong và ngoài huyện.

Tuy nhiên, đối với địa phương xã Tam Thuấn, đến hết năm 2023, tỷ lệ hỏa táng mới đạt hơn 20%, đạt tỉ lệ thấp nhất huyện.  

Về mặt khoa học, hoả táng góp phần giảm sức ép về quỹ đất sản xuất ngày càng bị thu hẹp, giảm sức ép cho các nghĩa trang, tiết kiệm thời gian, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ nguồn nước, tránh lây lan dịch bệnh. So với hình thức địa táng truyền thống thì hỏa táng giúp tiết kiệm chi phí, vừa nhanh gọn, sạch sẽ, văn minh vì không phải qua cải táng, di dời mộ nên sẽ không ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, giảm đau thương cho người thân trong gia đình.

Thực tế cho thấy, hỏa táng là hình thức mai táng văn minh, tiến bộ, là xu hướng được nhiều người, nhiều dân tộc trên thế giới lựa chọn. Vì vậy, để thay đổi nhận thức của nhiều người, các cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể, nhất là các phương tiện thông tin đại chúng, MTTQ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích cán bộ và người dân chọn hình thức hỏa táng sau khi qua đời, góp phần xây dựng xã hội văn minh, dành quỹ đất để phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Văn hoá - xã hội

Thêm bình luận :